Chính quyền Indonesia trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng Thống Jokowi đã hoàn toàn tán thành khái niệm halal để trở thành không chỉ luật nhà nước được thúc đẩy bởi sharia mà còn là động cơ đẩy mạnh sự tiến bộ của nền kinh tế và thị trường quốc gia. Bên cạnh đó, Jokowi còn muốn Indonesia trở thành trung tâm công nghiệp halal toàn cầu. 

Trong lịch sử đạo Hồi của Indonesia, mặc dù vấn đề giáo lý đạo hồi là một phần không thể tách rời của học thuyết Hồi Giáo là không mới. Nó chưa bao giờ được hợp thức hóa vào luật pháp của nhà nước trước khi ban hành Luật Số 33/2014 về Đảm Bảo Sản Phẩm Halal. 

Từ thập niên 1990 đến 2014, các vấn đề về halal bao gồm chứng nhận halal đã được Hội Đồng Ulama Indonesia (MUI) xử lý một cách không chính thức. Sau đó, Bộ Tôn Giáo (MORA) đã đề xuất chứng chỉ halal chính thức được xử lý bởi chính phủ Indonesia, không phải bởi các tổ chức Hồi Giáo. Việc ban hành Luật Nhà Nước Số 33/2014 phản ánh tranh luận giữa MUI và MORA liên quan đến việc tổ chức nào sẽ phục vụ với vai trò là cơ quan thẩm quyền trong việc cấp chứng nhận các sản phẩm halal. 

Việc xúc tiến và đẩy mạnh dự án halal của Indonesia không chỉ liên quan đến việc thương phẩm hóa mà còn liên quan đến thần học. Sự lựa chọn về phương thức Hồi Giáo để định đoạt halal có thể trở thành rào cản đối với việc cải thiện hoạt động kinh tế và hiệu quả thị trường. Hệ thống halal ở Indonesia tuân theo trường phái tư tưởng Shafi’i trong luật Đạo Hồi, vốn rất nghiêm ngặt trong việc xác định tính halal của các sản phẩm liên quan. Tuy nhiên, cần có một phương thức ijtihad (lý luận về luật Hồi Giáo) linh hoạt hơn, phù hợp với sự phát triển của thị trường halal.

Mặc cho những tuyên bố chính thức hóa halal thông qua Luật Nhà Nước Số 33/2014 đáp ứng các giá trị phổ quát và bao trùm, một số nhóm thiểu số tôn giáo lo ngại rằng luật này sẽ đẩy lùi chương trình nghị sự của đa số người Hồi Giáo và cô lập các nhóm thiểu số tôn giáo khi nói đến sở thích trong lối sống của họ. 

Việc ban hành Luật Nhà Nước Số 33/2014 đã khiến sự chấp nhận sharia không chỉ đơn thuần là một vấn đề liên quan tới chính trị Hồi Giáo mà còn là một vấn đề thông qua thương phẩm hóa được thiết lập trong cuộc sống hàng ngày của những người theo Đạo Hồi và không theo Đạo Hồi.